Danh mục

Doanh nghiệp Nigeria cần nhập khẩu các loại hạt giống rau, quả các loại

Doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ cần nhập khẩu lươn tươi đông lạnh

Tổng cục Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA

Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm giày dép, dệt may, thảm và rèm cửa Việt Nam – Hà Lan 2020. Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương

Theo kết quả điều tra năm 2019 cho thấy, 67% người được hỏi cho rằng kể từ khi có cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đều tự xác định khi mua hàng sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Ngoài ra, 52% khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen nên mua hàng Việt Nam; 36% cho rằng trước đây có thói quen thường mua hàng có nguồn gốc từ nước ngoài đã dừng mua (hoặc mua ít hơn), thay vào đó là mua hàng Việt Nam.
Đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân phối hiện đại được duy trì ở mức cao.
Chẳng hạn như lượng hàng Việt ở Co.opmart chiếm 90 - 93%, Satra 90 - 95%, Vinmart 96%, Vissan 95%, Hapro 95%… Cùng với đó, tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống siêu thị nước ngoài như Lotte, BigC, AEON - Citimart, Emart cũng chiếm từ 65 - 96%.
Dù vậy, Vụ Thị trường trong nước cũng nhấn mạnh rằng hàng Việt đang đứng trước nhiều thách thức cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ EU.
Bởi khi EVFTA có hiệu lực, đến năm 2035, hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ tăng khoảng 29%, tương đương khoảng 15 tỷ Euro.
Hơn nữa, hàng hóa từ EU với chất lượng cao nổi tiếng toàn cầu như mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm... sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn với hàng Việt.
Không những thế, thuế nhập khẩu nhiều sản phẩm từ EU vào Việt Nam sẽ giảm theo lộ trình về đến 0% khi EVFTA có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020 tới.
Để triển khai cam kết mở cửa thị trường hàng hóa trong EVFTA, hiện Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022. Vì vậy, nhiều mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam như ô tô dự kiến giảm 14,2 - 15,6% sau 2 năm tới.
Mặt hàng thịt lợn đông lạnh từ EU nhập vào Việt Nam sẽ giảm từ mức thuế từ 13,1% xuống còn 11,2% và 9,3% trong hai năm 2021 - 2022; thịt bò đông lạnh sẽ giảm thuế từ 15% xuống còn 10% và 5% trong hai năm tiếp theo...
Riêng với ngành sữa, thuế nhập khẩu sẽ giảm trong vòng 3 năm và sẽ cạnh tranh gay gắt với sữa bột và các sản phẩm sữa trong nước. Chi phí sản xuất sữa bò ở Việt Nam cũng cao hơn EU, cùng với năng suất trung bình thấp khiến lợi thế sản xuất sữa của Việt Nam thấp hơn EU.
Cùng với sự cắt giảm về thuế, các yếu tố khác như tâm lý người tiêu dùng muốn sử dụng sản phẩm bảo đảm vệ sinh, chất lượng sẽ làm gia tăng cạnh tranh hàng Việt tại thị trường nội địa. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt cũng đang tìm kiếm sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như uy tín, thương hiệu.
Dựa vào kết quả khảo sát có thể thấy rằng gần 2/3 người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng, sức khỏe và an toàn. Điều đó vượt xa mức trung bình toàn cầu là 49%.
Điều này sẽ tác động rất lớn tới các doanh nghiệp Việt Nam nhất là khi EVFTA đi vào thực thi, hàng hoá giảm thuế tràn vào sẽ tạo sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng Việt.

Chính vì vậy, đây là thời điểm doanh nghiệp nội địa cần tối ưu hoá cũng như có chiến lược đúng đắn, cụ thể về giá, khuyến mại, đổi mới sản phẩm, bao bì, kích cỡ với nhiều mức giá khác nhau để phù hợp với chuẩn mực mới về giá trị cũng như sự chuyển đổi trong các kênh mua sắm.
Trước bối cảnh này, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 10 năm qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế.
Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, giả nhãn mác, đặc biệt là hàng nhập lậu không xuất xứ nhưng giả nhãn mác hàng hóa Việt Nam đang là tình trạng đáng lo ngại cho người tiêu dùng khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Do đó, nếu nhìn ở góc độ tích cực, áp lực cạnh tranh này sẽ giúp cho các doanh nghiệp, hàng hóa trong nước hoàn thiện hơn để tăng sức cạnh tranh, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi kép từ cả hai phía.
Đặc biệt, đây cũng là lúc các ngành sản xuất trong nước cơ cấu lại thị trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giúp tăng sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và đảm bảo thâm nhập vào thị trường 500 triệu dân của châu Âu.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, ngành công thương thực hiện tốt việc giám sát tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam trong các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống và tình trạng doanh nghiệp lợi dụng uy tín hàng Việt Nam, dán mác hàng Việt Nam trên hàng hóa có xuất xứ nước ngoài để tiêu thụ, trục lợi, làm ảnh hưởng xấu đến hàng Việt.
Hiện tại, Bộ Công Thương đang tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Mặt khác, Bộ cũng tiến hành triển khai Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19;…
Đặc biệt, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng góp phần nâng cao chất lượng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tuy vậy, ngoài các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp hàng Việt phải đẩy mạnh phát triển thương hiệu, phát triển các sản phẩm đặc thù, đặc sản để nâng cao lợi thế của hàng Việt Nam so với hàng nhập khẩu và cạnh tranh tốt trên sân nhà.

Nguồn: Bộ Công Thương

Đây là Hội thảo trực tuyến đầu tiên do Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với một nước châu Âu tổ chức tuyên truyền về Hiệp định EVFTA cho các doanh nghiệp châu Âu, kêu gọi hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra nghiêm trọng trên toàn cầu, việc tổ chức Hội thảo qua hình thức trực tuyến được doanh nghiệp 2 bên đánh giá là phương thức trao đổi hiệu quả nhất giúp các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nắm bắt những thông tin hữu ích, trước khi Hiệp định EVFTA chính thức đi vào hiệu lực kể từ 1/8/2020.
Tại buổi Hội thảo, đầu cầu phía Việt Nam có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Nicolas Warnery, Đại diện Cơ quan đại diện thương mại và đầu tư Pháp (Business France) tại Việt Nam và các Cục, Vụ chức năng liên quan của Bộ Công Thương. Đầu cầu Pháp có sự tham gia của Lãnh đạo Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp, ông Francois Delattre; Chủ tịch Cơ quan đại diện thương mại và đầu tư Pháp, ông Christophe Lecourtier. Ngoài ra, còn có sự tham gia trực tuyến của hơn 400 doanh nghiệp chủ chốt của Pháp và hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam.
Buổi Hội thảo đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Pháp tiếp cận với những chính sách thương mại và đầu tư của Việt Nam có hiệu lực sau khi Hiệp định EVFTA đi vào thực thi, những thông tin mới về thị trường đầy tiềm năng với gần 100 triệu dân và là cửa ngõ của khu vực ASEAN với hơn 600 triệu dân.
Về phía các doanh nghiệp Pháp đều bày tỏ mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các dự án của doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam. Xu hướng chung hiện nay của các doanh nghiệp Pháp và châu Âu là liên kết, xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các doanh nghiệp sở tại để xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng mới, tận dụng hiệu quả lợi thế của các hiệp định EVFTA và EVIPA. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác châu Âu để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Mặt khác, thách thức cũng sẽ song hành, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, phương thức sản xuất và quản trị, đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, theo kịp xu hướng phát triển của thị trường châu Âu.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chúc mừng Chính phủ mới của Pháp và hy vọng dưới sự dẫn dắt của Thủ tướng Jean Castex, các hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Pháp sẽ tiếp tục phát triển mạnh và thực chất hơn, hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp hai bên phát triển ngày càng bền vững.
Theo số liệu thống kê, giá trị thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pháp đã tăng hơn 3 lần từ khoảng 1,6 tỷ USD vào năm 2009 lên 5,3 tỷ USD vào năm 2019 (đứng thứ 3 tại châu Âu chỉ sau Đức và Hà Lan). Về đầu tư trực tiếp, tính lũy kế đến hết tháng 5 năm 2020, Pháp đang có 588 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 3,56 tỷ USD, đứng thứ hai trong số các nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam (sau Hà Lan).
5 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của Covid-19, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Pháp đạt 1,77 tỷ USD, giảm 18,66% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu đạt 1,20 tỷ USD, và nhập khẩu đạt 572,37 triệu USD. Dự báo thương mại song phương sẽ chỉ tăng trưởng trở lại vào những tháng cuối năm sau khi Pháp tái khởi động nền kinh tế và nền kinh tế dần dần phục hồi.
Nguồn: Bộ Công Thương

Quảng cáo