Nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu và phát triển thương hiệu thông qua thương mại điện tử, trong khuôn khổ chương trình “Hội nghị Thương mại điện tử Xuyên biên giới", sáng ngày 4/12/2019, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương và Amazon. Lễ ký kết đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ đối tác giữa Bộ Công Thương và Amazon sau những hợp tác hiệu quả trước đây giữa hai bên, đồng thời nhằm tăng cường kết nối, đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp năm 2020.
Thương vụ Việt Nam tại Nigeria kính mời các doanh nghiệp trong nước cung ứng hàng hóa cho chuỗi siêu thị SPAR tại Nigeria. SPAR Nigeria do Artee Group (Artee Industries Limited) Nigeria điều hành, được nhượng quyền bởi SPAR Hà Lan.
Thời gian gần đây, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã gặp phải một số vấn đề với khách hàng Algeria. Cụ thể, khi hàng đến cảng Algeria, vì một số lý do như giá hàng xuống thấp hơn so với thời điểm mua, hoặc tìm được nhà cung cấp khác với giá rẻ hơn, một số khách hàng Algeria thường không nhận hàng hoặc ép người bán phải giảm giá. Điều này đã gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Mặt khác, theo quy định của Algeria, khi hàng đã vào cảng, tức là thuộc quyền sở hữu của người mua dù chưa thanh toán, thậm chí chưa đặt cọc hay cầm bộ chứng từ gốc. Nếu muốn bán cho khách hàng khác hoặc kéo hàng về nước thì nhà xuất khẩu phải có sự đồng ý và hợp tác của khách hàng. Khi hàng nằm ở cảng quá 81 ngày, Hải quan Algeria sẽ tiến hành bán đấu giá, sung công quỹ. Việc thuê luật sư khởi kiện tại Algeria thường tốn kém và thủ tục kéo dài, hiệu quả không cao. Lợi dụng điều này, một số khách hàng Algeria thường gây khó dễ cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi hàng đã đến cảng.
Thông tin trên bao gói nhãn mác bắt buộc phải có tiếng Latvia. Ngoài ra các quy định khác về bao gói, nhãn mác như quy định của Liên minh EU.
Sự chuyển dịch của các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á do bị đánh thuế cao mang lại tiềm năng lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương vừa có thông báo tới người dân cảnh giác với đơn vị quảng cáo bán sản phẩm Atomy hoạt động dưới phương thức bán hàng đa cấp và dù được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Chi nhánh thương vụ Việt nam tại Houston biên soạn tài liệu hướng dẫn tiếp cận thị trường Hoa Kỳ thông qua kênh thương mại điện tử cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ vào hệ thống logistics không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp (DN) trong việc quản lý mà còn góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng. Đặc biệt với những DN vừa và nhỏ, việc ứng dụng này sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh vượt bậc.
Ngày 12 tháng 4 năm 2019, Bộ Công Thương đã ban hành Quy chế xét chọn Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín (kèm theo Quyết định số 911/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương) và Công văn số 2580/BCT-XNK về việc xét chọn Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2018.
Ngày 22 tháng 7 năm 2019, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận được công văn số 94/VECO-TV ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc trao đổi về việc phía Đài Loan ban hành quy định mới liên quan đến kiểm dịch thực vật hàng hóa nhập khẩu. Về vấn đề này, Cục Xuất nhập khẩu thông tin đến quý Cơ quan như sau: