Nhu cầu mua hàng trên các kênh thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ dẫn đến việc kiểm soát, định danh tài khoản người bán, đăng tải chào bán, chào mua chưa thật sự chặt chẽ. Nhằm làm rõ hơn các giải pháp siết chặt hoạt động này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương).
Thương mại điện tử (TMĐT) là xu thế tất yếu của thời đại công nghệ nhưng lại là thách thức lớn cho công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Theo dự báo, trong khoảng 2 đến 3 năm tới, tỷ lệ gian lận thương mại trên TMĐT sẽ chiếm khoảng 50 - 60% so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung.
Trước tình trạng ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu, ngày 27/12/2021 tỉnh Lạng Sơn đã có công văn số 606 báo cáo Chính phủ về việc tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng ùn tắc nông sản xuất khẩu tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 01/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Hiệp định RCEP).
Ngày 31/12/2021, Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia đã có thông báo số B-1605/MB.05/DJB.B/2021 tạm thời cấm xuất khẩu than từ 01-31/01/2022 đối với tất cả các đối tượng là doanh nghiệp khai thác, kinh doanh than có các giấy phép: IUP (Kinh doanh khai thác mỏ-Mining Business License); IUPK (kinh doanh khai thác, sản xuất, vận hành mỏ- Production Operation Special Mining Business License) và PKP2B (Hợp đồng đặc nhượng-Concession Agreement).
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đánh dấu cột mốc quan trọng trên chặng đường 30 năm hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU, mở ra một giai đoạn mới đầy triển vọng cho mối quan hệ đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn.
Ngày 17 tháng 12, Uỷ ban châu Âu đã đăng công báo Quy định số (EU) 2021/2246 , ban hành ngày 15/12/2021, sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU.
Lĩnh vực bao bì và in ấn của Tunisia thực chất là hai ngành không tách rời nhau. Khu vực này có 402 doanh nghiệp hoạt động trong đó hơn 250 doanh nghiệp trong lĩnh vực bao bì, đa số là quy mô vừa và nhỏ. 45% trong số đó hoạt động trong lĩnh vực giấy và bìa carton, sử dụng gần 10.000 người lao động. 25% số doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa, 22% trong ngành kim loại và 2% trong lĩnh vực thủy tinh.