Danh mục
Quy định về bao gói, nhãn mác khi nhập khẩu vào Latvia (31-10-2019)
Thông tin trên bao gói nhãn mác bắt buộc phải có tiếng Latvia. Ngoài ra các quy định khác về bao gói, nhãn mác như quy định của Liên minh EU.

EU quy định yêu cầu về bao gói trong Chỉ thị 94/62/EC và các chỉ thị sửa đổi: ban hành cho tất cả loại bao gói vào thị trường EU và tất cả chất thải bao bì. Theo Phụ lục I theo quy định 94/62/EC minh họa mẫu về bao gói: “Bao gói nghĩa là tất cả các sản phẩm được làm từ bất cứ chất liệu nào sử dụng để chứa đựng, bảo vệ, quá trình đóng gói, phân phối và trưng bày sản phẩm, từ chất liệu thô đến mặt hàng đã chế biến, từ nhà sản xuất đến người sử dụng hoặc tiêu dùng. Các bao bì không thể thu hồi lại sẽ sử dụng với mục đích với mục đích tương tự như là đóng gói.”

Theo luật định này, những túi lọc trà và các lớp sáp bao bọc pho mát, được gọi là “các nguyên liệu tiếp xúc với thức ăn”, được coi là phi nguyên liệu đóng gói, trong khi đó các lớp phim bao bọc xung quanh một hộp CD, giấy hoặc các túi chứa plastic, hoặc các nhãn hàng hóa được dán trực tiếp hoặc đính kèm sản phẩm được coi là bao bì đóng gói.

Để xác định vật liệu thích hợp cho đóng gói cần các thông tin sau:

-         Trọng lượng của sản phẩm

-         Kích cỡ của sản phẩm

-         Số lượng sản phẩm được gói trong một carton

-         Tình trạng sức khỏe

-         Mùi

-         Khả năng xếp chồng

-         Hình dáng bên ngoài

-         Tiện lợi trong xử lý.

Các quy định đưa ra một số yêu cầu cần thiết liên quan đến tất cả các bao bì được tiêu thụ trên thị trường EU cũng như yêu cầu ghi nhãn và chứng nhận (chất liệu ghi nhãn).

Quy định về dán nhãn thực phẩm Quy định 2000/13/EC của Luật EU quy định chungvề dán nhãn cho tất cả các mặt hàng thực phẩm, cụ thể như sau:

 Yêu cầu chung về ghi nhãn thực phẩm:

-         Tên của sản phẩm

-         Danh mục thành phần

-         Số lượng của thành phần hoặc loại của thành phần 

-         Khối lượng tịnh  

-         Hạn sử dụng 

-         Điều kiện bảo quản đặc biệt hoặc điều kiện sử dụng: khi thích hợp (ví dụ như đối với một số sản phẩm dễ hỏng lưu trữ tối đa là 4°C)

-         Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc đóng gói hoặc người mua / bán lẻ Châu Âu: trong trường hợp người tiêu dùng Châu Âu có thể tìm kiếm thêm thông tin hoặc gửi đơn khiếu nại.

-         Nơi xuất xứ hoặc xuất xứ của sản phẩm: trong trường hợp thiếu thông tin như vậy có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng EU 

-         Hướng dẫn sử dụng: trong trường hợp không thể sử dụng sản phẩm thực phẩm đúng cách nếu không có hướng dẫn.

-         Chỉ báo nồng độ cồn: đối với đồ uống có chứa hơn 1,2% cồn

Thông tin chi tiết về dán nhãn thực phẩm tại website:

http://www.cbi.eu/marketintel/EU-legislation-Food-labelling/160059

 
 
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển
Quảng cáo