1. Mục tiêu:
- Giới thiệu trực tiếp về thương hiệu, sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam đến các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng tại Bờ Biển Ngà; tạo cơ hội tiếp xúc trực tiếp cho doanh nghiệp hai bên để tiến tới ký kết các thoả thuận hợp tác kinh doanh thông qua các hoạt động:
+ Tổ chức Hội thảo B2B về thương mại gạo giữa các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và Doanh nghiệp nhập khẩu Bờ Biển Ngà;
+ Làm việc một số kho bãi, cảng biển và một số doanh nghiệp nhập khẩu gạo lớn tại Bờ Biển Ngà;
+ Tìm hiểu cách thức phân phối, bán lẻ và tiêu thụ của người tiêu dùng Bờ Biển Ngà để từ đấy tìm phương thức thâm nhập trực tiếp tại thị trường trên.
- Làm việc cơ quan quản lý phía Bạn như: Bộ Công Thương, Xúc tiến Doanh nghiệp vừa và nhỏ Bờ Biển Ngà, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bờ Biển Ngà và Phòng Thương mại và Công nghiệp Bờ Biển Ngà để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng, các quy định về xuất nhập khẩu gạo cũng như các mặt hàng nông sản khác.
2. Quy mô: 7 - 16 doanh nghiệp;
3. Thời gian: từ ngày 09 đến ngày 15 tháng 10 năm 2022 (bao gồm cả thời gian đi và về);
4. Địa điểm: Bờ Biển Ngà (Thành phố Abidjan);
5. Ngành hàng: Mặt hàng Gạo
6. Chương trình dự kiến:
7. Tiêu chí lựa chọn đơn vị tham gia: Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, xuất khẩu gạo, có tiềm lực và uy tín;
8. Chi phí:
- Hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp tham gia chương trình: Doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình sẽ được Nhà nước hỗ trợ 1 phần chi phí vé máy bay cho 01 người/đơn vị tham gia và toàn bộ chi phí tổ chức hoạt động giao thương tại Bờ Biển Ngà.
- Chi phí doanh nghiệp tự chi trả khi tham gia Chương trình: Chi phí vé máy bay khác; lệ phí visa, chi phí lưu trú, ăn, phương tiện đi lại tại nước ngoài và các chi phí liên quan khác (nếu có).
9. Các nghĩa vụ khi tham gia Chương trình:
Đại diện các doanh nghiệp có nghĩa vụ tham gia đầy đủ mọi hoạt động của Chương trình (không tự về nước trước thời gian, không tự ở lại nước ngoài quá thời gian của Chương trình), chấp hành nghiêm chỉnh nội quy và quy định của Ban Tổ chức Đoàn doanh nghiệp Việt Nam, các quy định của pháp luật Việt Nam và nước sở tại.
Chịu trách nhiệm chuẩn bị các sản phẩm thương hiệu gạo Việt Nam để giới thiệu, quảng bá và giao thương; các tài liệu, ấn phẩm, video clip và sản phẩm cần thiết trong các hoạt động XTTM.
Sau khi kết thúc Chương trình, trong vòng 15 ngày các doanh nghiệp tham dự đoàn phải gửi báo cáo kết quả về Cục Xúc tiến thương mại và Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
10. Yêu cầu về Hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y bản chính, đóng dấu đơn vị);
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo;
- Đơn đăng ký tham gia Chương trình (xem mẫu tại đây);
- Quyết định cử nhân sự tham gia Chương trình của doanh nghiệp;
- Báo cáo kinh doanh trong 02 năm gần đây;
- Bản photo hộ chiếu trang có ảnh và thông tin về hộ chiếu của người tham gia Chương trình (hộ chiếu còn hạn ít nhất 06 tháng);
- 06 ảnh 4x6 nền trắng (đối với mỗi thành viên tham gia Chương trình);
11. Thời hạn đăng ký tham gia: trước ngày 15 tháng 9 năm 2022.
Các đơn vị quan tâm đề nghị gửi hồ sơ đăng ký về:
- Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương
- Địa chỉ: Số 54 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Người liên hệ: Chị Đào Thị Thanh Xuân (ĐTDĐ: 0916708428; Email: xuandt@moit.gov.vn) hoặc chị Nguyễn Thị Huyền (ĐTDĐ: 0964588813; Email: huyenngt@moit.gov.vn).
Chi tiết giấy mời Doanh nghiệp tham gia Chương trình tại đây.
Lưu ý: Đối tượng hỗ trợ của Chương trình là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã, các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành. Các tổ chức không thuộc các đối tượng trên không nhận được hỗ trợ.