Danh mục

Cấp trên 7.200 bộ C/O sau 1 tháng thực thi EVFTA

Cơ hội xuất khẩu nông sản thực phẩm cho các doanh nghiệp

Tổng cục Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA

Theo kết quả điều tra năm 2019 cho thấy, 67% người được hỏi cho rằng kể từ khi có cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đều tự xác định khi mua hàng sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Ngoài ra, 52% khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen nên mua hàng Việt Nam; 36% cho rằng trước đây có thói quen thường mua hàng có nguồn gốc từ nước ngoài đã dừng mua (hoặc mua ít hơn), thay vào đó là mua hàng Việt Nam.
Đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân phối hiện đại được duy trì ở mức cao.
Chẳng hạn như lượng hàng Việt ở Co.opmart chiếm 90 - 93%, Satra 90 - 95%, Vinmart 96%, Vissan 95%, Hapro 95%… Cùng với đó, tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống siêu thị nước ngoài như Lotte, BigC, AEON - Citimart, Emart cũng chiếm từ 65 - 96%.
Dù vậy, Vụ Thị trường trong nước cũng nhấn mạnh rằng hàng Việt đang đứng trước nhiều thách thức cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ EU.
Bởi khi EVFTA có hiệu lực, đến năm 2035, hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ tăng khoảng 29%, tương đương khoảng 15 tỷ Euro.
Hơn nữa, hàng hóa từ EU với chất lượng cao nổi tiếng toàn cầu như mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm... sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn với hàng Việt.
Không những thế, thuế nhập khẩu nhiều sản phẩm từ EU vào Việt Nam sẽ giảm theo lộ trình về đến 0% khi EVFTA có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020 tới.
Để triển khai cam kết mở cửa thị trường hàng hóa trong EVFTA, hiện Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022. Vì vậy, nhiều mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam như ô tô dự kiến giảm 14,2 - 15,6% sau 2 năm tới.
Mặt hàng thịt lợn đông lạnh từ EU nhập vào Việt Nam sẽ giảm từ mức thuế từ 13,1% xuống còn 11,2% và 9,3% trong hai năm 2021 - 2022; thịt bò đông lạnh sẽ giảm thuế từ 15% xuống còn 10% và 5% trong hai năm tiếp theo...
Riêng với ngành sữa, thuế nhập khẩu sẽ giảm trong vòng 3 năm và sẽ cạnh tranh gay gắt với sữa bột và các sản phẩm sữa trong nước. Chi phí sản xuất sữa bò ở Việt Nam cũng cao hơn EU, cùng với năng suất trung bình thấp khiến lợi thế sản xuất sữa của Việt Nam thấp hơn EU.
Cùng với sự cắt giảm về thuế, các yếu tố khác như tâm lý người tiêu dùng muốn sử dụng sản phẩm bảo đảm vệ sinh, chất lượng sẽ làm gia tăng cạnh tranh hàng Việt tại thị trường nội địa. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt cũng đang tìm kiếm sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như uy tín, thương hiệu.
Dựa vào kết quả khảo sát có thể thấy rằng gần 2/3 người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng, sức khỏe và an toàn. Điều đó vượt xa mức trung bình toàn cầu là 49%.
Điều này sẽ tác động rất lớn tới các doanh nghiệp Việt Nam nhất là khi EVFTA đi vào thực thi, hàng hoá giảm thuế tràn vào sẽ tạo sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng Việt.

Chính vì vậy, đây là thời điểm doanh nghiệp nội địa cần tối ưu hoá cũng như có chiến lược đúng đắn, cụ thể về giá, khuyến mại, đổi mới sản phẩm, bao bì, kích cỡ với nhiều mức giá khác nhau để phù hợp với chuẩn mực mới về giá trị cũng như sự chuyển đổi trong các kênh mua sắm.
Trước bối cảnh này, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 10 năm qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế.
Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, giả nhãn mác, đặc biệt là hàng nhập lậu không xuất xứ nhưng giả nhãn mác hàng hóa Việt Nam đang là tình trạng đáng lo ngại cho người tiêu dùng khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Do đó, nếu nhìn ở góc độ tích cực, áp lực cạnh tranh này sẽ giúp cho các doanh nghiệp, hàng hóa trong nước hoàn thiện hơn để tăng sức cạnh tranh, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi kép từ cả hai phía.
Đặc biệt, đây cũng là lúc các ngành sản xuất trong nước cơ cấu lại thị trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giúp tăng sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và đảm bảo thâm nhập vào thị trường 500 triệu dân của châu Âu.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, ngành công thương thực hiện tốt việc giám sát tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam trong các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống và tình trạng doanh nghiệp lợi dụng uy tín hàng Việt Nam, dán mác hàng Việt Nam trên hàng hóa có xuất xứ nước ngoài để tiêu thụ, trục lợi, làm ảnh hưởng xấu đến hàng Việt.
Hiện tại, Bộ Công Thương đang tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Mặt khác, Bộ cũng tiến hành triển khai Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19;…
Đặc biệt, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng góp phần nâng cao chất lượng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tuy vậy, ngoài các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp hàng Việt phải đẩy mạnh phát triển thương hiệu, phát triển các sản phẩm đặc thù, đặc sản để nâng cao lợi thế của hàng Việt Nam so với hàng nhập khẩu và cạnh tranh tốt trên sân nhà.

Nguồn: Bộ Công Thương

Thông tin trên được Bộ Trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhận định tại Hội nghị “Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU, thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA”.
Hội nghị “Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU, thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA”
Hội nghị do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Hội nghị còn có sự tham dự của Ông Nguyễn Xuân Cường - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh; cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, nông lâm, thủy sản.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chia sẻ, vai trò và kết quả của hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được thể hiện toàn diện trong các lĩnh vực đời sống kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và có Hiệp định thương mại tự do với EU. Ngày 8/6/2020 Hiệp định EVFTA đã được Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn vào phiên họp với tỷ lệ 100% số đại biểu có mặt và Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày 01/8/2020.
Theo nhận định của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, EVFTA là một Hiệp định có mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong số các FTA đã được ký kết, khi 99% dòng thuế nhập khẩu giữa hai bên được xóa bỏ trong vòng 7-10 năm, đặc biệt đối với một số mặt hàng nông sản mà Việt Nam đang có thế mạnh sản xuất và XK như: Gạo, thủy sản, cà phê, rau quả, ca cao, dầu cọ,…
Việc ký kết và thực thi Hiệp định EVFTA không chỉ mang đến cơ hội về tăng trưởng XK mà còn giúp cho ngành nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh công tác tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, quy cách đóng gói…, góp phần đưa hàng hóa nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, bên cạnh những cơ hội, tiềm năng từ Hiệp định EVFTA, các mặt hàng XK nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới bước vào sân chơi lớn, sẽ thực hiện tuân thủ theo các quy định của EVFTA.
Cụ thể như hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản NK từ phía EU rất chặt chẽ, tính đến nay EU vẫn là thị trường có yêu cầu về hàng rào kỹ thuật rất cao, đặc biệt là về kiểm dịch động, thục vật; quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); Khai báo nguồn gốc gỗ bất hợp pháp…
Việc thực thi Hiệp định EVFTA, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vẫn chỉ là sự tiếp nối trong quá trình tuân thủ các yêu cầu này từ phía EU.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, Việt Nam phê chuẩn EVFTA vào thời gian này là rất đúng thời điểm, tạo đà cho việc phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Hiệp định thực sự là cơ hội vàng, tạo cú hích lớn cho XK nông, lâm, thủy sản, đặc biệt với các sản phẩm có thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh như thủy sản, rau quả, gạo, điều, cà phê, hồ tiêu, các sản phẩm đồ gỗ….
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, EVFTA là một Hiệp định thế hệ mới, có mức độ cam kết cao, tầm ảnh hưởng rộng, hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội mới nhưng cũng không ít thách thức to lớn cho nền kinh tế cả nước. Để tận dụng tốt nhất các cơ hội về thương mại và đầu tư, nông nghiệp Việt Nam cần đáp ứng một loạt yêu cầu khắc khe về nguồn gốc sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm (ATTP).
Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, tính đến nay Việt Nam đã ký 13 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương (trong đó có 12 FTA đã có hiệu lực); đang trong quá trình đàm phán để tiếp tục ký kết 03 FTA. Việc tham gia ký kết Hiệp định EVFTA sẽ mở ra cánh cửa rộng lớn cho hàng hóa XK của Việt Nam.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong chia sẻ, hiện kim ngạch XK của TP. Hồ Chí Minh sang EU chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng kim ngạch XK của Thành phố.
Năm 2019, kim ngạch XK của Thành phố sang EU đạt 5,01 tỷ USD, tăng 5,4%, trong đó riêng nhóm sản phẩm nông, lâm, thủy sản XK đạt 712 triệu USD. Kim ngạch NK từ EU đạt 3,56 tỷ USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch XK ước đạt 2,26 tỷ USD. Kim ngạch NK đạt 1,29 tỷ USD.

Đồng tình với các giải pháp các Bộ, ngành đã nêu trong hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết thêm, để triển khai có hiệu quả các FTA, trong đó có EVFTA, trong thời gian tới Thành phố sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, ổn định phát triển sản xuất, kinh doanh và XK. Chỉ đạo các cơ quan, ban ngành Thành phố tăng cường tuyên truyền phổ biến và tập huấn chuyên sâu về các nọi dung trong Hiệp định EVFTA.
Nhằm thực thi có hiệu quả Hiệp định EVFTA, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương, nhất là Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong công tác phối hợp với TP. Hồ Chí Minh để hỗ trợ doanh nghiệp ngành nông, lâm, thủy sản phát triển thị trường XK, đặc biệt là thị trường EU.
Tại hội nghị cũng đã diễn ra các chuyên đề của các chuyên gia chia sẻ phân tích chuyên sâu.
Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương phân tích về lợi ích chiến lược của EVFTA và khuyến nghị cho doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản; Lợi ích chiến lược, thời điểm có hiệu lực và kế hoạch thực thi Hiệp định EVFTA và các điểm nổi bật của Hiệp định EVFTA.
Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, EVFTA là Hiệp định có mức cam kết cao nhất trong các FTA, cụ thể khi Hiệp định có hiệu lực sẽ xóa bỏ thuế quan ngay 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU; Xóa bỏ thuế quan sau 07 năm là 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU.
Ông Trần Quốc Toản - Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ, về công tác tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa XK sang thị trường EU thự thi Hiệp định EVFTA
Ông Trần Quốc Toản - Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhằm Đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật XK nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU, ông Lý Hoàng Hải - Tổng giám đốc Công ty Eurofins Sắc Ký Hải Đăng đề xuất cần nâng cao nhận thức của người nông dân về chất cấm sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng cơ sở dữ liệu để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cập nhật những thay đổi tiêu chuẩn kỹ thuật.
Cơ quan quản lý Nhà nước ban hành kịp thời những quy định, chính sách phù hợp với yêu cầu của EU, phản biện những quy định không hợp lý. Đồng thời, tạo các đầu cầu kết nối các đơn vị liên quan trong chuỗi cung ứng, từ nông dân đến nhà sản xuất, đến nhà nhập khẩu và các đơn vị trung gian kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường tính chính xác và nhanh chóng của thông tin để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người nông dân.
Lễ khai trương hệ thống cấp Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử theo Hiệp định EVFTA
Tại hội nghị đã diễn ra Lễ khai trương hệ thống cấp Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử theo Hiệp định EVFTA và Phiên đối thoại và trả lời các câu hỏi của các doanh nghiệp do Bộ trưởng Trân Tuấn Anh và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trực tiếp trả lời với các đại biểu tại hội nghị.
Trong phiên đối thoại với các đại biểu, doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng: Để Hiệp định sớm đi vào thực tiễn có rất nhiều việc cần phải làm và trong chương trình hành động của Chính phủ quy định 5 nhiệm vụ lớn. Trong đó, có nhiệm vụ cần tập trung quyết liệt là luật hóa và tổ chức ban hành các hướng dẫn, quy định của luật pháp và hướng dẫn cụ thể để hiệp định đi vào hiệu lực ngay.
Phiên đối thoại giữa hai Bộ trưởng với doanh nghiệp tại Hội nghị
Chính vì vậy, nhiệm vụ của Chính phủ là sớm ban hành và triển khai thực hiện chương trình hành động. Hiện nay, Bộ Công thương đã hoàn tất việc tổng hợp chung và xin ý kiến cuối cùng của Bộ ngành trình Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời, phải có hướng dẫn tổ chức thực hiện và vừa qua Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 11/2020/TT-BCT để hướng dẫn về chứng nhận xuất xứ cho các sản phẩm khi xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu giúp doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, EU trong việc thâm nhập thị trường của nhau.

Nguồn: Bộ Công Thương

Ngày 18/6, Bộ Ngoại giao cùng các bộ, ngành đã trao các Công hàm thông báo việc Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) cho Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Hà Nội.
Việc Việt Nam trao công hàm hai hiệp định EVFTA và EVIPA ngay sau khi Quốc hội phê chuẩn có ý nghĩa quan trọng, đồng nghĩa hai bên thông báo cho nhau đã hoàn thành các thủ tục pháp lý, và giúp hai bên xác lập thời gian có hiệu lực chính thức của hiệp định này.
Như vậy, theo quy định của hiệp định, EVFTA sẽ có hiệu lực vào ngày 1/8. Hiệp định EVIPA sẽ có hiệu lực sau khi được Quốc hội tất cả các nước thành viên EU phê chuẩn.
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam và các cơ quan của EU tiếp tục phối hợp chặt chẽ để đưa Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Đại sứ EU Giorgio Aliberti cũng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA và thúc đẩy các nước thành viên sớm phê chuẩn EVIPA.
Ngày 8/6, Quốc hội đã thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU với tỷ lệ tán thành gần 100%. Hiệp định EVFTA và EVIPA là các hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư có mức độ cam kết sâu rộng, toàn diện.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, các hiệp định dự kiến thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng 4,6% và xuất khẩu sang EU tăng 42,7% vào năm 2025. Ủy ban châu Âu ước tính GDP của EU sẽ tăng 29,5 tỷ USD và xuất khẩu sang Việt Nam tăng 29% vào năm 2035.

Thực hiện Chương trình Cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2020, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (gồm máy móc, thiết bị, linh kiện cơ khí) sang thị trường Nhật Bản, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm Hỗ trợ SME Tokyo tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản, chi tiết như sau:

Quảng cáo