Làng nghề thêu Minh lãng thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Mặc dù chỉ mới bắt đầu được hình thành ở những năm đầu thế kỷ 20 nhưng Minh Lãng nổi tiếng trong làng thêu Việt nam bởi sự năng động, sáng tạo của một làng nghề tương đối trẻ và sự bắt phá đi lên từ khó khăn.
Suốt hơn một thế kỷ miệt mài theo nghề thêu, từ những bước đầu sơ khai học nghề tích luỹ kinh nghiệm, đến nay Minh Lãng đã chinh phục được những tuyệt đỉnh của nghệ thuật thêu tay truyền thống và là một trong những cánh chim đầu đàn trong làng thêu Việt Nam.
Làng nghề thêu Minh lãng thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Mặc dù chỉ mới bắt đầu được hình thành ở những năm đầu thế kỷ 20 nhưng Minh Lãng nổi tiếng trong làng thêu Việt nam bởi sự năng động, sáng tạo của một làng nghề tương đối trẻ và sự bắt phá đi lên từ khó khăn.
Suốt hơn một thế kỷ miệt mài theo nghề thêu, từ những bước đầu sơ khai học nghề tích luỹ kinh nghiệm, đến nay Minh Lãng đã chinh phục được những tuyệt đỉnh của nghệ thuật thêu tay truyền thống và là một trong những cánh chim đầu đàn trong làng thêu Việt Nam.
Những ngày đầu, nghề thêu ở Minh Lãng còn gặp nhiều khó khăn lắm, nhất là những năm sau khi thị trường xuất khẩu chính là Liên Xô tan rã, nhưng với ý chí vươn lên thấm đẫm trong những con người đã từng nhiều đời vất vả, những người thợ thêu Minh Lãng đã tự tìm ra cho mình những hướng đi riêng, trong đó chinh phục khách hàng bằng cả khối óc sáng tạo trên đôi bàn tay khéo léo cho từng đường thêu, mũi chỉ là một trong những nguyên tắc mà mỗi người Minh Lãng luôn nguyện giữ gìn.
Nếu trước đây các mặt hàng thêu và kỹ thuật thêu còn đơn giản với một số gam màu chỉ cơ bản như xanh, đỏ, tím, vàng, lục… thì ngày nay, nguyên liệu đã thực sự đa dạng hơn từ chất liệu vải thêu như xa tanh, lụa… đến các loại chỉ tơ nhiều màu được lựa chọn kỹ lưỡng hoặc nhập khẩu từ những hãng nổi tiếng trên thế giới như DMC, Anchor… nên nghề kỹ thuật thêu tinh xảo có điều kiện phát triển từ thêu hàng trắng, hàng nổi, thêu kết hợp dua, ren…đáp ứng không chỉ nhu cầu sử dụng thông thường trong may mặc mà còn được sử dụng mang tính chất trang trí mỹ thuật.
Những mặt hàng mới này đã đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản với thêu trang trí cho kimônô, Pháp, Ý với mặt gối áo, khăn trải giường … được thêu chỉ lụa trên nền vải mỏng, trong suốt… nhưng tinh xảo nhất phải là tranh thêu chân dung, phong cảnh. Bằng cây kim và sợi chỉ, người thợ đã vẽ nên chân dung, phong cảnh đầy sinh động.
Do mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và tạo dựng được uy tín, đã có rất nhiều đối tác nước ngoài đến đặt hàng và nghề thêu Minh Lãng ngày càng được phát triển. Nhiều doanh nghiệp được hình thành từ làng nghề, điển hình là DN Tuấn Dương, DN Mỹ Long, DN Hoàng Hưng, DN Tuấn Long…
Hiện nay, ở Minh Lãng đã thành lập Hiệp hội thêu với sự tham gia của 7 doanh nghiệp, 2 hợp tác xã, 44 tổ sản xuất các sản phẩm thêu và trên 70% số hộ trong xã tham gia vào nghề thêu truyền thống. Thêu đã đi sâu vào đời sống vật chất, tinh thần người dân vùng đất này và lan tỏa sang nhiều vùng lân cận như huyện Đông Hưng, Thái Thụy, Quỳnh Phụ, thị xã Thái Bình. Nghề thêu ở Minh Lãng hứa hẹn sẽ còn tiến xa trong tương lai.