Cách huyện lỵ Kiến Xương không xa, Nam Cao nổi lên như một điển hình về phát triển làng nghề. Chẳng biết nghề có từ bao giờ, người già nhất làng cũng không xác định được nghề có từ khi nào. Chỉ biết rằng nghề dệt đũi đã làm thay da đổi thịt mảnh đất này.
Đường nhựa chạy dọc xã, nối liền với trục đường huyện. Đường vào các xóm và đến tận các hộ gia đình đều lát gạch hoặc đổ bê tông. Những biệt thự tân kỳ nối tiếp nhau vươn cao hơn những cây cổ thụ. Làng quê ở đây sung túc hơn rất nhiều những làng quê khác.
Nam Cao là xã đất chật, ...
Cách huyện lỵ Kiến Xương không xa, Nam Cao nổi lên như một điển hình về phát triển làng nghề. Chẳng biết nghề có từ bao giờ, người già nhất làng cũng không xác định được nghề có từ khi nào. Chỉ biết rằng nghề dệt đũi đã làm thay da đổi thịt mảnh đất này.
Đường nhựa chạy dọc xã, nối liền với trục đường huyện. Đường vào các xóm và đến tận các hộ gia đình đều lát gạch hoặc đổ bê tông. Những biệt thự tân kỳ nối tiếp nhau vươn cao hơn những cây cổ thụ. Làng quê ở đây sung túc hơn rất nhiều những làng quê khác.
Nam Cao là xã đất chật, người đông. Có thể đó là những lý do để nhiều năm trước đây nghề nuôi tằm, kéo tơ và dệt đũi đã sớm về gắn bó với đất này. Người ta cho rằng nghề dệt đũi Nam Cao được hình thành từ gần 400 năm trước đây. Lúc đầu vải đũi được dùng để may thành quần áo tiêu thụ trong nước cho các nhu cầu của nhân dân và dùng trong các lễ hội. Sau này vải đũi đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Đến thời kỳ Pháp thuộc, vải đũi Tuýt So đã được xuất khẩu sang Pháp với số lượng lớn. Đến những năm 80 của thế kỷ trước, đũi Nam Cao đã nổi đình nổi đám, mỗi năm tiêu thụ 4050 nghìn mét vuông. Khi thị trường Đông Âu mất đi, đũi Nam Cao cũng ắng lại. Song đũi Nam Cao đã nhanh hơn các sản phẩm khác, kịp thời chuyển hướng sang thị trường Lào, Campuchia và các nước Tây Á. Nghề dệt đũi lại phát triển và còn có sức mạnh hơn xưa, vươn ra toàn xã Nam Cao, tới cả các xã lân cận như Lê Lợi, Đình Phùng, Quốc Tuấn. Đũi Nam Cao đã trở thành hàng độc nhất vô nhị trong làng dệt Việt Nam.
Sản phẩm đũi Nam Cao chinh phục khách trong và ngoài nước bởi đặc tính độc đáo: nhìn dầy dặn nhưng chạm vào mềm mịn, mát tay, vải mặc rất thông thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, lại rất bền, dễ giặt sạch, tẩy trẳng và mau khô.
Ðiều mà khách hàng quan tâm nhất đến các sản phẩm đũi của Nam Cao có lẽ chính bởi tính dân tộc, tính nghệ thuật cổ truyền dân gian của chúng. Ðó là những sản phẩm không phải sản xuất dây chuyền hàng loạt mà là hàng được làm thủ công đòi hỏi sự công phu cần mẫn của người nghệ nhân, mỗi một sản phẩm là cả một quá trình sản xuất đi từ nguyên liệu tự nhiên kết hợp với óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người Nam Cao. Để có được những tấm đũi mềm mại với những gam màu đất, nâu đỏ, tím tía… đó là cả những ngày lao động rất vất vả để từ những mảnh kén tằm, những gốc đũi tưởng chừng như chỉ còn là phế thải lại được những người thợ ở Nam Cao biến thành những tấm vải có giá trị thông qua rất nhiều công đoạn từ tẩy chuội, xe sợi, nhuộm màu…